Loanluan

Nếu những chuyến bay giá rẻ, nhanh chóng, tiện lợi 33bet

【33bet】Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu”

Nếu những chuyến bay giá rẻ,ụcdukháchbằngtàuhỏahànghiệ33bet nhanh chóng, tiện lợi đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những chuyến du lịch của người Việt thì ở ngoài kia, hành trình du ngoạn "kỳ diệu" bằng tàu hỏa của VN đang từng bước chinh phục các tín đồ du lịch quốc tế.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 1.

"Một số hãng thời trang, hàng hiệu nổi tiếng, trong đó có Louis Vuitton quan tâm, mong muốn tổ chức một đoàn tàu cổ hạng sang giữa Hà Nội - TP.HCM phục vụ khách du lịch", Đại sứ Cộng hòa Pháp tại VN Olivier Brochet vừa thông tin với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khi nhắc tới kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đường sắt tại buổi làm việc thúc đẩy hợp tác hai bên lĩnh vực GTVT, diễn ra sáng 23.11.

Theo ông Olivier Brochet, để thực hiện việc này cần sửa chữa, cải tạo các toa tàu cổ đã khai thác từ 30 năm trở lên và nhập khẩu vào VN. Do vậy, phía Pháp mong muốn Bộ GTVT cho phép có các ngoại lệ so với các quy định hiện hành để các toa tàu có thể chạy trên đường sắt VN.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 2.

Đi tàu là trải nghiệm thích thú với trẻ em

Nếu ý tưởng này thành hiện thực, VN sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới có 1 đoàn tàu cổ du lịch chạy dọc đất nước do thương hiệu thời trang xa xỉ nổi tiếng bậc nhất thế giới đầu tư. Thông tin này khiến không ít người tỏ ra ngạc nhiên bởi lâu nay, sự lấn át của hàng không giá rẻ và đường bộ đã khiến đường sắt ngày càng thụt lùi sâu, thậm chí bị lãng quên trong kế hoạch du lịch của nhiều người. Thế nhưng, hành trình xuyên Việt bằng tàu hỏa của VN lại thường xuyên chinh phục các bảng xếp hạng hàng đầu thế giới.

Hồi tháng 5, website của Cục Du lịch quốc gia VN tự hào dành vị trí trang trọng nhất cho thông tin chuyên trang du lịch quốc tế nổi tiếng Lonely Planet gọi tên tuyến đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc - Nam) của VN ở vị trí đầu tiên trong 9 hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới. Tuyến đường sắt khởi hành từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại TP.HCM với quãng đường khoảng 1.730 km được Lonely Planet đánh giá là hành trình đường sắt hoành tráng đáng kinh ngạc.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 3.

"Chuyến tàu đi qua các miền duyên hải tuyệt đẹp, có chùa chiền, thung lũng, núi cao, có những cánh đồng lúa trải dài vô tận… Tất cả tạo nên một cuộc phiêu lưu đầy thú vị cùng với góc nhìn hoàn toàn mới lạ và khác biệt về một điểm đến. Bằng cách lựa chọn tuyến đường sắt Bắc - Nam, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy một VN đa sắc màu, hội tụ đầy đủ những tinh hoa của cảnh quan, thiên nhiên và con người. Mặc dù thời gian di chuyển khá dài, song chuyến hành trình xuyên Việt này chắc chắn sẽ mang đến cho bất kỳ ai những trải nghiệm thực sự tuyệt vời và trọn vẹn, khó quên", chuyên trang du lịch miêu tả.

Không biết có phải từ gợi ý của Lonely Planet hay không mà 1 tháng sau đó, phóng viên Natalie B Compton của tờ The Washington Postcũng đã quyết định bỏ chuyến bay từ TP.HCM ra Hà Nội, thay vào đó là đi tàu hỏa trong vòng 3 ngày để "ngắm nhìn VN theo một cách khác".

Lịch sử ngành tàu hoả Việt Nam đã từng có nhiều tàu sang trọng phục vụ nhu cầu du khách

"Tôi thức dậy vào lúc bình minh ở cả 2 buổi sáng và đi bộ dọc hành lang tàu sau những đêm ngủ chập chờn không ngon giấc. Đây là khoảnh khắc yêu thích nhất vì được nhìn ngắm một VN tươi đẹp với những cánh đồng lúa tươi tốt ở vùng nông thôn, những tán lá rừng rậm rạp, bãi gỗ, trang trại vịt, đàn trâu nước nghỉ ngơi trên sông, thuyền đánh cá và đại dương xanh… Đó là khung cảnh chính xác mà tôi đã hy vọng khi hình dung về chuyến đi. Thiên nhiên tuyệt vời này khó mà có được khi di chuyển bằng các chuyến bay", nhật ký hành trình trải nghiệm đi tàu hỏa từ TP.HCM - Hà Nội đăng tải trên The Washington Postdường như vẫn chưa diễn tả hết sự xúc động của của Natalie B Compton.

Mặc dù cảm thấy mệt mỏi vì ngủ không ngon (chủ yếu do tiếng động và xóc nẩy của tàu chạy cùng sinh hoạt của những người xa lạ trong đêm) nhưng Natalie B Compton chia sẻ, bà cảm thấy biết ơn sâu sắc về trải nghiệm này. Bởi sau hàng chục giờ trên những chuyến tàu này, nữ phóng viên đã cảm thấy gắn bó với những du khách khác và nhân viên, đồng thời cảm thấy quen thuộc hơn với phong cảnh VN bên cạnh những điểm đến nổi tiếng nhất. "Nếu được đi lại một lần nữa, tôi sẽ kéo dài chuyến hành trình của mình, tôi sẽ ở Huế lâu hơn và bỏ qua Lotus Express để lại đi tàu Thống Nhất với nhiều trải nghiệm cơ bản hơn", bà Natalie nói.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 5.

Trước đó, 2 năm liên tiếp 2019 và 2020, tuyến đường sắt Thống Nhất của VN cũng được hãng tin Sputnik của Nga và trang CN Traveller bầu chọn là 1 trong 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới, chạy dọc theo chiều dài đất nước. Theo Sputnik, bằng cách đi tàu Thống Nhất Bắc - Nam, khách du lịch có thể khám phá VN qua những khung cảnh thơ mộng, đặc biệt là vùng biển miền Trung hoang sơ và còn có thể tận hưởng cảm giác thoải mái trong những toa giường nằm được lắp điều hòa. Du khách có thể dừng chân ở nhiều điểm như Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,... để trải nghiệm vẻ đẹp nơi đây.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 2.

Gần 100 năm trước, tuyến Phan Rang - Đà Lạt là một trong 2 tuyến đường sắt độc đáo trên thế giới (cùng với cung đường JunFrau Joch vượt dãy Alps ở Thụy Sĩ) chạy bằng đường sắt răng cưa. Sau năm 1975, đường sắt đạt tới đỉnh cao rực rỡ khi góp tới 35% thị phần vận tải, là động mạch chính của nền kinh tế khi vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa và hành khách, trong bối cảnh đường bộ, hàng không khi đó còn hạn chế.

Trải rộng trên 4.000 km toàn mạng lưới, đi qua 35 tỉnh thành nối 3 miền đất nước, đã có thời "con tàu VN đi suốt 4 mùa vui", không chỉ chuyên chở những chuyến hàng mà còn là phương thức di chuyển gần như độc đáo từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam của người dân.

Trải nghiệm chuyến tàu Bắc - Nam từ Hà Nội vào đến Sài Gòn, rung lắc trên những toa tàu qua những nẻo đường đất nước sẽ là ký ức khó quên với bất kỳ hành khách nào có dịp trải qua. Tạm quên đi cái mệt nhọc của hơn 30 tiếng trên tàu (trước kia 43 tiếng), khi tàu chạy qua ga Đà Nẵng, khi những xóm làng trù phú vùn vụt lướt qua cửa sổ, khi tàu chầm chậm bò lên đèo Hải Vân, sẽ cảm được cái đẹp trong từng câu hát của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa - "qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi". Tàu chạy trên núi, sương mờ mờ len vào sát cửa sổ, và phía dưới xa là Biển Đông xanh thẳm đến ngút tầm mắt. Khi qua dốc cua, ngoái lại phía sau còn nhìn thấy được đuôi tàu đang vặn mình cong cong chui ra từ hầm. Đất nước thật đẹp và kỳ vĩ dưới vòng lăn của những con tàu!

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 7.

Đến nay, ngày càng có nhiều người trẻ đã lựa chọn đi tàu Bắc - Nam để được trải nghiệm cái thú xê dịch ấy, để thu vào tầm mắt chậm rãi những biến chuyển phong phú của phong cảnh qua từng miền quê, từng TP. Du lịch bằng tàu hỏa, chụp những pô ảnh thật lung linh, ấn tượng trên tàu với khung cảnh đằng sau là cả một bầu trời thiên nhiên hùng vĩ, bao la đang trở thành "hot trend". Nắm bắt xu hướng đó, phát triển du lịch liên tỉnh bằng tàu hỏa đang ngày càng được nhiều địa phương nỗ lực đẩy mạnh.

Năm 2021, tạp chí CNN đã đưa ra danh sách 6 hành trình trải nghiệm bằng tàu hỏa tuyệt vời nhất châu Á, trong đó cũng có một đại diện của VN. Đó chính là chuyến tàu hỏa mang tên The Vietage, kết nối giữa Đà Nẵng và Quy Nhơn. Khác với những chuyến tàu thông thường khác, tàu The Vietage Đà Nẵng - Quy Nhơn được mệnh danh là dự án tàu hỏa hạng thương gia đầu tiên ở VN, phục vụ không quá 12 hành khách trên một lượt.

Chuyến tàu có hành trình khứ hồi hàng ngày giữa Đà Nẵng và Quy Nhơn, dọc theo miền duyên hải Nam Trung Bộ; khởi hành hằng ngày vào buổi sáng ở ga Đà Nẵng, đi qua một số điểm nổi tiếng như Hội An (Quảng Nam), đèo Hải Vân, bãi biển Lăng Cô, ga Tam Kỳ, ga Núi Thành, ga Quảng Ngãi... và đến Quy Nhơn vào buổi chiều. Trên tàu, mọi tiện nghi hay các chi tiết đều được thi công một cách tỉ mỉ.

Đặc biệt hơn, chuyến tàu dường như thu nhỏ lại với các tiện ích đẳng cấp quốc tế không khác gì một khách sạn 5 sao, bao gồm khu vực nhà hàng, quầy bar, phòng massage hay các bữa ăn mang hương vị Việt và Pháp, các loại rượu tuyển chọn, nước ngọt, trà và cà phê. Theo CNN, đây là chuyến đi của thiên nhiên, văn hóa và lịch sử. Du khách sẽ được hòa mình và khung cảnh yên bình dọc cung đường, như những bãi cỏ, cánh đồng rộng lớn với những chú trâu đang gặm cỏ, những ngôi làng với những mái nhà nhỏ thấp thoáng, hay làn nước trong xanh của bờ biển VN. Tàu The Vietage đã mở ra một thời kỳ mới của dịch vụ du lịch bằng tàu hỏa với những trải nghiệm về dịch vụ chất lượng cao, mang đẳng cấp 5 sao.

Mới nhất, Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) đã chính thức ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng SE19/SE20 sau 3 tháng nâng cấp, cải tạo, gia tăng các tiện ích. Rời Hà Nội vào khung giờ tối (19 giờ 50), ngắm nhìn không gian náo nhiệt, lung linh ánh đèn của thành phố, sáng sớm hôm sau, hành khách lại được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp kỳ vĩ, ngoạn mục của dải đất miền Trung, với cố đô Huế thanh bình cổ kính, đèo Hải Vân hút tầm mắt với một bên là núi non hùng vĩ bên kia là Biển Đông mênh mông xanh thẳm. Sau 16 tiếng, tàu đến ga Đà Nẵng lúc 12 giờ trưa, thuận tiện cho du khách tiếp tục tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng, Hội An… Chiều về, tàu xuất phát ga Đà Nẵng chiều tối, đến ga Ninh Bình đầu giờ sáng hôm sau giúp du khách sẽ có nhiều thời gian ngắm nhìn, khám phá các điểm đến tại Ninh Bình như Tràng An, nhà thờ đá Phát Diệm...


Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 10.

Có thể ví đoàn tàu 5 sao Hà Nội - Đà Nẵng với "khách sạn 5 sao di động trên những đường ray tàu hỏa". Hành khách có tất cả những dịch vụ cần thiết, vừa thăm thú nghỉ ngơi, vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp, thậm chí có cả dịch vụ giải trí. Với sự khác biệt và hiệu ứng lan tỏa, hệ số sử dụng ghế của đoàn tàu đã tăng 14% so với các toa tàu cũng tuyến. VNR cũng khẳng định sau thành công của đoàn tàu này, sẽ tiếp tục lan tỏa dịch vụ 5 sao này sang các tuyến khác.

Trước đó, tuyến Hà Nội - Lào Cai cũng từng phát triển mô hình 5 sao trên một số toa tàu. Từ ý tưởng manh nha này, giữa tháng 10 năm nay, đường sắt đã chính thức khai trương "đoàn tàu 5 sao" Hà Nội - Đà Nẵng SE19/SE20. Khác biệt với máy bay hay đường bộ, tàu hỏa mang đến những trải nghiệm chậm rãi nhưng rất nhiều cảm xúc cho những du khách thích trải nghiệm. Với khoang tàu được trang trí mang xu hướng hoài cổ indochine với tông màu vàng nâu, nhiều hành khách chia sẻ rất hài lòng không chỉ với khung cảnh dễ "check in" mà còn chất lượng dịch vụ sạch sẽ, tiện nghi.

Hành khách có thể vừa làm việc, vừa thư giãn, vừa ngắm cảnh trên những con tàu 5 sao

Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV VNR, cho biết chủ trương của ngành đường sắt từ đầu 2023 là sẽ chạy các "đoàn tàu khách sạn", phát triển theo hướng phân khúc cao hướng tới các khách hàng thu nhập cao. Đây là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh doanh thu từ hành khách rất khó tăng đột biến khi phải cạnh tranh với các loại hình khác như đường bộ hay hàng không.

"Danh lam thắng cảnh của đất nước mình cũng trải dài trên trục Bắc - Nam của đường sắt. Chúng tôi cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế thấy một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới cũng nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp đi tàu. Từ năm 2022, VNR đã tìm hiểu và đặt vấn đề với một số đối tác lớn nước ngoài và trong nước để phát triển các "đoàn tàu khách sạn", ông Mạnh chia sẻ.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 12.

Đi tàu cho hành khách trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước. Từ việc đi xuyên qua các thành phố lớn đến vùng nông thôn yên bình, ngắm nhìn khung cảnh cuộc sống thường nhật, tận hưởng vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu...

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 3.

Tiêu dùng của du khách phân khúc cao là "tiêu dùng độc nhất", không quan tâm nhiều đến giá cả mà muốn những trải nghiệm độc đáo, duy nhất. Đó chính là "đất" để hồi sinh những toa tàu du lịch hạng sang cho ngành đường sắt.

Hạn chế của ngành đường sắt là thời gian đi tàu lâu, nên để khắc phục, ngành đường sắt cho biết sẽ mang cả không gian làm việc lên tàu. Theo đó, sẽ thiết kế cả không gian phòng họp trực tuyến để san lấp thời gian lâu khi di chuyển. "Người ta nói đi từ A đến B làm được những gì chứ không còn nói đi từ A đến B hết bao lâu, bao km...", lãnh đạo VNR nhận định và cho biết thêm, những phương thức khác rất khó làm, nhưng đường sắt có toa riêng, có hành trình và có khả năng nâng cấp hạ tầng, đồng thời có thể biến những nhược điểm của đường sắt thành thế mạnh, sức hút.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 14.

Thời gian di chuyển lâu nhưng dịch vụ trên tàu hàng hiệu có thể giúp du khách có những phút giây thư giãn tuyệt vời

Những ngày giữa tháng 11, ngành đường sắt đã phối hợp với Sở VH-TT Hà Nội tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 với tâm điểm của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (phố Ngô Gia Tự, Q.Long Biên). Rất đông người dân, du khách đến đây để chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật và trải nghiệm nhiều hoạt động vô cùng độc đáo, hấp dẫn.

Bản thân lãnh đạo ngành đường sắt cũng ngỡ ngàng cho biết, trước khi lễ hội kết thúc đã thống kê được 125.000 người đến với nhà máy xe lửa Gia Lâm. "Chúng tôi nhận được hiệu ứng, sự quan tâm rất lớn, cho thấy ngành đường sắt đang nắm giữ những giá trị di sản có sức hút rất lớn, mà mình phải tìm cách để khai thác hiệu quả nhất, gia tăng giá trị", ông Mạnh nhìn nhận.

"Những gì ngành đường sắt đang có thì cố gắng phát huy hết, đưa ra phân khúc chất lượng dịch vụ cao để khách hàng cảm nhận được ngành đường sắt đang muốn nỗ lực vươn lên. Tư duy là đường sắt không chỉ vận tải thuần túy, mà đường sắt còn rất nhiều giá trị, di sản lịch sử văn hóa cả trăm năm muốn chia sẻ với mọi người", ông Đặng Sỹ Mạnh khẳng định./.

Chinh phục du khách bằng “tàu hỏa hàng hiệu” - Ảnh 15.

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap