Thúy không sợ khó nhọc. Đến chết Thúy còn không sợ,ệncủaThúdeepnude còn chuyện kinh thiên động địa gì mà Thúy chưa từng trải qua?
Thúy cầm tờ kịch bản trên tay, hít một hơi sâu để đè nén cảm xúc, kéo lại những giọt nước mắt sắp trôi ra khỏi khóe mắt. Giọng Thúy nhẹ như làn gió thu khẽ chạm vào mặt hồ tĩnh lặng. Trong tiếng nói vẫn pha trộn âm sắc của miền Trung lẫn miền Nam: "Thân mến chào quý vị và các bạn đang đến với chương trình...".
Có phải Thúy khóc vì những lời xì xầm bàn tán không đúng sự thật ngoài kia không? Không đâu, Thúy quen rồi. À không, Thúy quên rồi. Thúy không để ý những chuyện vặt vãnh đó nữa. Thúy nói giờ nước mắt Thúy rơi cho những việc xứng đáng hơn.
Hỏi ra mới biết, đợt rồi Thúy vừa vận động được tiền mổ tim cho một cô bé đã phải gánh chịu nỗi đau suốt mười năm dài đằng đẵng. Có ai ngờ đêm trước ngày phẫu thuật, bác sĩ gọi cho Thúy nói cô bé... mới mất rồi! Cộng thêm chuyện Thúy chưa kịp xây lại ngôi nhà cho mấy cha con, người cha đã ra đi vì tai nạn giao thông. Giờ lũ trẻ có nhà lại sống đời côi cút. Còn ký ức sau cùng đi theo người cha vẫn là căn chòi lá nắng mưa xiêu dột ngày nào...
Một người phụ nữ đã xuyên qua bao gian nguy hiểm trở, đạp bằng chông gai khắp mọi nẻo đường như Thúy nhưng lại thổn thức trước dang dở cuộc đời, trước sinh ly tử biệt vô thường của những người vừa chạm mặt đôi lần... Vậy mà sao Thúy vẫn bình tâm trước sinh tử của chính mình khi miệt mài trên những cung đường hiểm trở?
Biết sao được. Mỗi năm, Thúy và ê kíp có hàng trăm chuyến đi xa gần, băng rừng vượt suối trèo đèo, qua biết bao bản làng thôn xóm, thắp sáng yêu thương, nhen nhóm nụ cười cho những cuộc đời chông chênh. Trên cuộc hành trình đó, có những hiểm nguy chỉ dám kể cùng nhau chứ nào dám nói với người thân...
Nhiều lắm, nhưng phải kể đến lần nhóm Thúy đi khảo sát thực tế sau trận lũ quét ở Lai Châu. Đường sình lầy trơn trợt, nước mưa quyện đất thành thứ chất nhão nhầy. Lúc xe chở Thúy thắng gấp cũng là lúc chiếc xe tải phía trước lao xuống vực sâu. Thúy chứng kiến. Tận mắt chứng kiến. Một cơn lạnh đột ngột bao trùm. Thảng thốt. Ánh mắt Thúy dừng lại trên vết bánh xe trượt dài về phía vực...
***Nhẹ nhàng gỡ miếng gạc che một bên mắt của Vũ, Thúy hỏi: "Con có sợ nó để lại sẹo không?". Thằng bé nói con không sợ, vết sẹo nào rồi cũng sẽ lành...
Nhỡ không lành thì sao? Ừ thì dù vết sẹo có ra sao cũng đỡ hơn phải uống mớ thuốc giảm đau, ngày nào cũng nơm nớp lo sợ cái khối ác nghiệt đó vỡ ra. Vỡ ra thì có thể trên đời sẽ không còn thằng nhóc gầy nhom đó nữa!
Vũ là sinh viên đại học năm thứ ba. Ba Vũ mất sớm, mẹ Vũ bước thêm bước nữa, hai anh em Vũ sống nương nhờ ông bà ngoại. Thằng bé vừa độ tuổi đôi mươi, người nhỏ thó, ốm như cây sậy, nhẹ lảnh. Cũng phải thôi. Bình thường Vũ cũng chỉ ăn một bữa mỗi ngày. Có khi Vũ uống nước cho qua cơn đói. Tiền thuốc men lúc ngoại ốm đau còn không đủ, lấy gì tiền cho Vũ ăn ở. Mẹ có gia đình mới, cuộc sống cũng chật vật khó khăn, Vũ đâu thể bám víu vào...
Mắt Vũ có một khối u to kềnh càng. Vì không có tiền chạy chữa, khối u cứ lớn dần theo tuổi đời của Vũ. Nó che gần hết một bên mắt và luôn sẵn sàng cướp đi cả tương lai của thằng bé bất cứ lúc nào. Những đứa không hiểu chuyện lại tỏ ra ghê sợ, né tránh Vũ. Thằng bé lâu rồi cũng không dám cười to, nói lớn. Răng nó rụng từa lưa. Nó bảo chắc do thiếu chất.
Thúy ngồi thủ thỉ với thằng bé suốt hai giờ liền. Về cơ quan, Thúy nói Trung ngày mai chở Vũ sang bệnh viện kiểm tra, dù câu chuyện của Vũ chưa phát đi, đồng nghĩa với việc trong tay Thúy chưa có khoản quyên góp nào cho Vũ.
Trung đưa Vũ đến bệnh viện, không biết bao nhiêu lượt vào ra. Cả tháng trời, có lúc tưởng chừng bỏ cuộc. Bác sĩ bảo ca mổ khó, khối u xâm lấn vào não, rủi ro cao...
Trung gọi Thúy, hỏi ý Thúy thế nào chứ khối u của Vũ lan vào màng não, nguy hiểm lắm. Tình huống xấu nhất, thằng bé sẽ không trở ra được nữa.
Thúy bảo Trung cho Thúy chút thời gian suy nghĩ. Không có cha mẹ Vũ ở đây, Thúy cũng không dám tự mình quyết định tương lai hay sống chết của thằng bé. Thúy day dứt. Tại sao mình lại không gặp Vũ sớm hơn để giờ này thằng bé phải chọn lựa khó khăn như vậy.
Thúy gọi lại Trung, gặp Vũ. Thúy bảo cô tin ở con. Chẳng rõ thằng bé có mấy phần can đảm, chẳng rõ ngoài hành lang bệnh viện nó đã nghĩ gì, chẳng rõ chữ tin ấy có sức nặng bao nhiêu nhưng nó nói với Thúy rằng con quyết định mổ và sẽ nhẹ nhàng đón nhận kết quả dù tốt hay xấu.
Ngày Vũ mổ có lẽ dài hơn bất kỳ ngày nào. Thúy và ê kíp lặng lẽ chờ. Ba tiếng, tám tiếng, rồi mười ba tiếng...
18 giờ 9 phút, bác sĩ gọi Thúy. Ca mổ thành công. Nhẹ tênh. Giờ phút đó, Thúy mới trút hết được gánh nặng trong lòng.
Hôm thằng bé xuất viện, nó đến gặp Thúy. Nó xin nhận một nửa tiền được mọi người ủng hộ để lo cho việc ăn ở học hành của hai anh em, còn một nửa xin gửi lại cô Thúy để giúp đỡ những hoàn cảnh khác...
***Thúy vào viện. Choáng váng. Tâm đẩy Thúy. Đôi mắt Tâm đầy những âu lo. Mới ba năm trước thôi, Tâm đã chứng kiến khoảnh khắc Thúy chới với giữa lằn ranh sinh tử mong manh.
Thúy biết. Thúy xuề xòa xua đi nỗi lo sợ hằn in trong đáy mắt của Tâm: "Lo chi mi, cùng lắm là chết. Mà tau không sợ chết thì có gì đâu để sợ nữa. Cùng lắm là phải nằm yên một chỗ vài bữa rồi khỏe thôi...".
Thúy nôn nhiều, người lả đi, đầu cổ tóc tai xơ rơ xác rác. Lạ thiệt. Một cô Thúy không sợ trời không sợ đất nhưng phút chốc lại sợ đeo máy móc dây nhợ các thứ trên đầu.
- Mi ơi tau sợ quá, đưa tau ra khỏi cái phòng ni!
- Ủa răng nói chết còn không sợ?!
- Ờ, chết không sợ mà tau sợ mấy cái máy này quá...
Thúy là vậy. Rồi rất nhanh sau đó lại kèo nài Tâm chụp cho tấm ảnh kỷ niệm. Thúy tự nhủ vài bữa chụp hình sẽ phải cười bù. Không cần nói cũng biết, khi khỏe lại, Thúy sẽ cười giòn tan. Nụ cười khỏa lấp tất cả những mệt mỏi. Đôi má lúm đồng tiền vẽ tô thêm phần duyên dáng sẽ xóa hết những dấu tích muộn phiền đớn đau của hôm qua.
Thúy luôn lạc quan như thế dù cuộc đời Thúy đâu phải là con đường bằng phẳng. Nó giống hệt như trắc trở gập ghềnh của những nẻo đường Thúy đã đi qua.
Những lần thập tử nhất sinh mà Thúy đã nếm trải chắc chỉ có Thúy, có Quân mới rõ. Những lần Thúy tự xách giỏ vào viện xin cấp cứu, không nhiều người biết lý do. Và những lần Thúy đùa rằng mình phải "kiếm cớ" để gặp bác sĩ thì không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng Thúy chưa từng bỏ cuộc, chưa từng đầu hàng số phận. Thúy không bao giờ trách trời. Cũng chẳng trách đời.
Chớp mắt đã mười lăm năm. Ngày đó, thai của Thúy bị bóc tách đến 50%, Thúy xuất huyết liên tục. Thúy không dám đứng, không dám ngồi. Ròng rã hơn một tháng trời. Tuần thứ 13, Thúy thẫn thờ. Bác sĩ bảo đứa trẻ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh Down. Thúy vẫn quyết tâm giữ lại giọt máu thiêng liêng. Tạo hóa trớ trêu, cơn bão này chưa qua giông tố khác lại ập đến. Một ngày giữa thu, Thúy đi viện kiểm tra. Bác sĩ tư vấn nên bỏ thai vì Thúy bị thai trứng bán phần, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thúy khóc. Cạn khô nước mắt.
Từ bỏ hay giữ?
Năm tháng sau, một bé trai khỏe mạnh bụ bẫm chào đời. Con được đặt tên là Hero - đúng như cuộc hành trình mà hai mẹ con đã trải qua. Và trong cuộc hành trình đó, chắc chỉ có thứ tình yêu mãnh liệt, sâu đậm và chân thành của Quân mới có thể vỗ về, xoa dịu những đau đớn đến tột cùng của Thúy.
Và chuỗi ngày sau đó, Thúy phải bắt đầu một cuộc chiến khác của mình. Nhưng Thúy không sợ nữa, vì giờ Thúy đã có Hero bên cạnh mình...
***Nắng thong thả rải từng giọt vàng tươi. Bầu trời xanh ngắt mênh mông sáng rực. Đó là ngày Thúy và ê kíp tổ chức trung thu cho tụi nhỏ ở Đắk Nông.
Như thường lệ, Thúy sẽ ghi vài dòng, chọn một số hình rồi gắn tag nhóm của Thúy. Người ta có thể phải dừng lại thật lâu trước một tấm hình, một dòng trạng thái nào đó trên facebook của Thúy. Hoặc thấy mắt cay xè, hoặc thấy trái tim đau. Và cũng có thể là mỉm cười trong vô thức.
Mới hơn tháng trước, Thúy còn lo nơm nớp. Lo cái đống dây nhợ truyền dịch trên tay làm chậm trễ kế hoạch trung thu. Nhưng Thúy mà, bệnh tật đâu dễ dàng làm Thúy gục ngã. Trung thu năm nay, Thúy và ê kíp cùng các tình nguyện viên đã lo tươm tất ba ngàn phần quà gửi đến cho những đứa trẻ ở nhiều miền quê.
Ngày mai, có lẽ Thúy lại đi. Mười hai năm rồi, Thúy chưa từng dừng lại. Đôi chân bao lần trầy xước, rướm máu có là gì. Biết bao bờ vui đã được Thúy nối lại bởi những cây cầu yêu thương. Những lớp học tạm bợ với mái lá đơn sơ nơi rẻo cao xa xôi đã được thay bằng ngôi trường gạch xây thơm mùi vữa mới. Bao phận người chông chênh đã thôi không phải lên đênh trước sóng gió cuộc đời. Những ánh mắt thơ ngây, những nụ cười móm mém, những giọt nước mắt mặn đắng bỗng hóa ngọt lành.
Thúy biết mình không bao giờ đơn độc trong mỗi cuộc hành trình. Có Quân, có Hero, có những người thân, bạn bè luôn ủng hộ và đặt niềm tin ở Thúy. Có những "người đồng hành" cũng mang theo niềm tin yêu như Thúy: là Xuân, là Tâm, là Trung, là Giáng Hương, Thùy Vân, Kim Anh, Hồng Yến,... là hàng ngàn lượt khán thính giả dõi theo từng hạt mầm yêu thương mà Thúy và ê kíp đã gieo. Có lẽ, khi trái tim ai đó khẽ rung lên nhịp đập yêu thương, những vòng tay nhân ái lại càng dang càng rộng, càng nối càng dài.
Ngày mai, Thúy lại đi? Thúy sợ bước chân mình chậm lại sẽ phải chứng kiến những dang dở cuộc đời như cô bé bị bệnh tim, như người cha nghèo liêu xiêu trong căn chòi lá hay như Vũ phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã.
Ngày mai, Thúy lại đi. Đi tìm nụ cười cho người. Như đóa hướng dương tìm về phía mặt trời...
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.