Thông tin trên được đại diện Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ TT-TT) cho biết,ìsaongườinghèokhôngmuốnđixuấtkhẩulaođộmod skin tại Hội thảo thúc đẩy đưa người lao động các tỉnh phía bắc đi làm việc ở nước ngoài thông qua chương trình phi lợi nhuận và giải pháp giảm số lượng lao động không về nước đúng quy định, do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ngày 24.11.
Lao động ở huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài còn ít
Theo ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập, điều kiện lao động tốt, thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ gia tăng đáng kể.
Chỉ tính riêng Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (Chương trình EPS), từ năm 2004 đến nay Việt Nam đã phái cử hơn 127.000 lượt lao động đi làm việc, trong đó lao động các tỉnh phía bắc là gần 44.500 người (chiếm 40%), tập trung trong 5 ngành gồm sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp, đóng tàu.
Trong Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (Chương trình IM Japan), đã có gần 9.000 lượt thực tập sinh sang Nhật Bản. Từ năm 2017 đến năm 2023, phía bắc đã có trên 1.500 thực tập sinh xuất cảnh (chiếm 41%).
Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp với các đơn vị thuộc bộ và trao đổi với cơ quan đại diện phát triển nhân lực của Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện các chính sách tuyển chọn ưu tiên, phù hợp với người lao động các huyện nghèo, các địa phương khu vực miền núi, các xã bãi ngang ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn.
Người lao động tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài này đều có thu nhập tốt, điều kiện phúc lợi bảo đảm. Ở nhiều địa phương, người dân xem xuất khẩu lao động là cơ hội để xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.
Chú trọng tìm giải pháp
Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB-XH, công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn một số khó khăn, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, do trình độ văn hóa, nhận thức và ý thức kỷ luật của người lao động chưa cao; đồng bào dân tộc không muốn con em đi làm xa.
Đáng chú ý, từ năm 2017 đến nay, có 4.260 người lao động thuộc huyện nghèo, các xã bãi ngang ven biển của cả nước đi làm việc đi làm việc tại nước ngoài, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong đó, các tỉnh phía bắc chỉ mới đưa được 633 lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, chiếm tỷ lệ 14,85% lao động huyện nghèo và xã bãi ngang ven biển của cả nước.
Nhiều huyện nghèo ở Hà Giang (7 huyện), Cao Bằng (7 huyện), Điện Biên (7 huyện), Lai Châu (4 huyện), tỷ lệ người lao động đi làm việc tại nước ngoài vẫn còn hạn chế, chỉ có 169 người lao động.
Đặc biệt, tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước vẫn ở mức cao...
Nhằm khắc phục triệt để tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan đề nghị các đơn vị thuộc bộ, các Sở LĐ-TB-XH cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp sau khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài để người lao động yên tâm trở về tham gia thị trường lao động trong nước.
"Các đơn vị chức năng của Bộ LĐ-TB-XH, các địa phương, đặc biệt là Trung tâm Lao động ngoài nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp để tăng cường số lượng, chất lượng lao động phái cử. Đặc biệt chú trọng các giải pháp để đưa đi được nhiều người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài", Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan lưu ý.