Lớp học của ông Quang nằm trong Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng (P.7,ệntửtếLớpdạynhạcmiễnphícủathầygiáokhiếmthịtrực tiếp gà đá thomo TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng). Lớp thành lập từ năm 2019, hiện có 9 học viên, lịch học từ thứ 2 đến thứ 7. Trùng hợp thời điểm chúng tôi đến cũng là lúc các học viên đang ôn lại "bài tủ" Đôi mắt (nhạc sĩ Xuân Hồng) để chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ quần chúng sắp tới.
Trong cuộc sống, ông Quang nhiệt tình, hoạt ngôn nhưng khi dạy cho học trò thì từ tốn, chậm rãi "cầm tay chỉ việc" cho từng người. Dù dạy lại kiến thức cơ bản nhiều lần, ông vẫn luôn giữ sự yêu thương, trìu mến dành cho các học trò. Bởi ông hiểu người mù chơi được nhạc cụ thì rất nhiêu khê, cần nhiều thời gian và công sức tập luyện. Chính ông đã từng trải qua những tháng ngày nhọc nhằn theo đuổi đam mê thì mới có thể chơi thạo guitar, saxophone và luyện được chút "ngón nghề" về trống, đàn organ.
Ông Quang khi sinh ra đã bị hỏng 2 mắt. Năm 1981, cả gia đình từ Bắc vào Nam lập nghiệp. Đến năm 1986, cha mẹ đưa ông đi học tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.10, TP.HCM). Ông Quang nhớ rõ khi học lớp 3, phong trào âm nhạc của trường phát triển mạnh. Những bạn bè, anh chị khóa trên thường ôm guitar ngồi đàn hát cùng nhau khiến ông thích thú và đam mê từ đó. Không có tiền mua nhạc cụ, ông chấp nhận phụ các bạn đồng trang lứa những việc lặt vặt để có thể mượn đàn tập dượt, ngân nga bài hát trữ tình.
GIÚP NGƯỜi ĐỒNG CẢNH
Năm 2001, ông Quang quyết tâm đi học vật lý trị liệu và tìm cơ hội mới tại Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng. Sau thời gian cống hiến, năm 2017, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng.
Nhận thấy người mù rất thích văn nghệ, nhưng để tổ chức một đêm nhạc phải thuê nhạc công rất tốn tiền; từ đó ông ấp ủ mở một lớp nhạc để những bạn trẻ cùng cảnh ngộ có không gian vui chơi, giải trí. Ngoài guitar, ông chăm chỉ học thêm saxophone, organ và trống. Mãi đến năm 2019, lớp học mới có thể khai giảng và nhận học viên khi được nhà hảo tâm tặng loa sub, loa full, micro, mixer…
Học viên của lớp có tuổi đời từ 13 - 30. Để lớp chuyên nghiệp và bài bản hơn, ông Quang nhờ sự hỗ trợ thường xuyên của một nhạc sĩ. Để có giáo án, ông cất công chuyển các ký hiệu nốt nhạc thành kiểu chữ nổi để học viên dễ tiếp thu. Mục tiêu của ban nhạc là hát cùng nhau và giao lưu văn nghệ đó đây để có thêm bạn bè, niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, họ không chỉ tập luyện nhạc trẻ mà còn có dân ca, bolero, tân cổ.
Được đánh giá là trò giỏi trong lớp, Triệu Dương Tường (18 tuổi) cho biết từ một người chưa biết gì về nhạc cụ, sau hơn 3 năm được ông Quang tập luyện, Tường đã chơi được trống và đàn organ. "Tôi rất ngưỡng mộ thầy Quang, vì thời của thầy thiếu thốn đủ thứ mà thầy vẫn kiên trì học tập, theo đuổi đam mê. Người mù học nhạc cụ thì rất khó, dễ chán nản nhưng thầy rất biết cách truyền lửa và động viên để tôi có được như hôm nay", Tường chia sẻ.
Cháy hết mình trong buổi tập, Danh Thị Bích Tuyền (15 tuổi) hào hứng khi phối hợp với các bạn chơi tròn trịa một bài hát dân ca. "Lớp học giúp người khuyết tật cởi mở, gần gũi với nhau hơn. Ở đây, em được thoải mái bộc lộ năng khiếu, thỏa mãn đam mê. Em mong lớp học được duy trì thật lâu, vì người khuyết tật vốn không có nhiều chỗ để vui chơi, giải trí phù hợp", Tuyền bộc bạch.
Hình ảnh ấn tượng nhất về lớp học có lẽ là người thầy giáo mù mò mẫm sửa lỗi cho học trò; còn học trò thì chăm chú cảm thụ để đàn chính xác từng hợp âm, phím đàn. Tuy sự tiến bộ của mỗi người có chậm nhưng điều trân quý là ai cũng kiên trì tập luyện và không bao giờ nhắc đến 2 chữ "bỏ cuộc".