Loanluan

Đây là một trong những chủ trương quan trọng của VRG nhằm thực hiện đồng thời 3 mục tiêu: Phát triển bảo hiểm nhân thọ

【bảo hiểm nhân thọ】VRG thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Đây là một trong những chủ trương quan trọng của VRG nhằm thực hiện đồng thời 3 mục tiêu: Phát triển kinh tế - Bảo vệ môi trường - Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Mục tiêu tổng quát

Về mục tiêu tổng quát,ựchiệnchiếnlượctăngtrưởngxanhvàpháttriểnbềnvữbảo hiểm nhân thọ theo ông Lê Thanh Hưng, Tổng giám đốc VRG, chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tiếp tục phát huy các hoạt động phát triển bền vững đã triển khai thành công trong 4 năm qua (từ 2019 - 2023); mở rộng từng bước một số hoạt động phù hợp đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia đã cam kết với Chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030; tuân thủ chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đạt được tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, tiến tới góp phần nền kinh tế carbon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.

VRG thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững  - Ảnh 1.

Vùng dự án cao su do VRG phát triển

Mục tiêu cụ thể về giảm cường độ phát thải khí nhà kính được VRG đặt ra: đến năm 2030 giảm mức phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng ít nhất 15% so với năm 2023. Đến năm 2050 giảm ít nhất 30% so với năm 2023.

Về xanh hóa chuỗi cung ứng, mục tiêu đến năm 2030: toàn VRG có 60% diện tích cao su và rừng trồng sản xuất đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC/FSC...) và 100% nhà máy chế biến mủ cao su có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2050: toàn VRG có 100% diện tích cao su và rừng trồng sản xuất đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC/FSC...) và 100% nhà máy sản xuất (mủ, gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su...) có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Về xanh hóa các quy trình sản xuất, VRG xây dựng chiến lược "công nghiệp hóa sạch" thông qua việc rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành, nghề kinh doanh chính, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh với cơ cấu nguồn nhân lực, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường. Tích cực ngăn ngừa ô nhiễm trường; thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng có hàm lượng carbon thấp, năng lượng sinh khối; sử dụng thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng, hiệu suất sử dụng cao.

Mục tiêu đến năm 2030: sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối tối thiểu 15% tổng nhu cầu; tiết kiệm năng lượng khoảng 15% so với tổng nhu cầu; giảm thiểu chất thải bằng giải pháp tiết kiệm/tái sử dụng tối thiểu 20% lượng nước sử dụng, tận dụng/tái chế tối thiểu 20% chất thải rắn và bùn thải, giảm thiểu 10% chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất.

Mục tiêu đến năm 2050: sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối tối thiểu từ 50% tổng nhu cầu; tiết kiệm năng lượng khoảng 20 - 30% so với tổng nhu cầu; giảm thiểu chất thải bằng giải pháp tiết kiệm/tái sử dụng tối thiểu 35% lượng nước sử dụng, tận dụng/tái chế tối thiểu 40% chất thải rắn và bùn thải, giảm thiểu 20% chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất.

VRG cũng xác định mục tiêu xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm và nâng cao năng lực chống chịu. Theo đó, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của người lao động và người dân quanh vùng dự án, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; xây dựng văn hóa đa dạng, bình đẳng và hòa nhập trong phát triển bền vững doanh nghiệp không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.

Định hướng chiến lược

Về định hướng thực hiện các hoạt động chủ yếu, VRG xác định phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh và áp dụng các quy trình quản lý phù hợp, công nghệ sử dụng tiết kiệm, sử dụng các giống cây mang lại hiệu quả cao. Thực hiện các biện pháp ứng dụng kỹ thuật trong canh tác cao su theo hướng bền vững, giảm thiểu xói mòn đất, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong phòng trị bệnh hại vườn cây. Đa dạng cây trồng trên vùng trồng cao su tại những nơi có điều kiện, thực hiện phát triển rừng bao gồm nhiều hình thức: trồng xen trong rừng cao su hiện có, trồng xen trên rừng cao su tái canh, phát triển một số loại cây trồng khác để đảm bảo tính đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả sử dụng đất…

Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến sản phẩm, vận tải, thương mại và công nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng sử dụng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối… Tận dụng, tái sử dụng chất thải trong nền kinh tế tuần hoàn. Kiểm toán, thống kê, đánh giá kết quả, hiệu quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn của toàn tập đoàn.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các công nghệ sản xuất, tạo điều kiện phát triển các công nghệ sản xuất, khu dịch vụ xanh mới. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động sản xuất theo kinh nghiệm thực hành tốt của quốc gia và quốc tế nhằm góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái. Xây dựng quy chế, hướng dẫn giải pháp đo lường và triển khai thực hiện, giám sát các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính theo hướng kinh tế tuần hoàn, carbon thấp.

Đẩy mạnh quảng bá rộng rãi kết quả thực hiện các chứng chỉ về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nhằm được sự thừa nhận của các khách hàng tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan và nâng cao giá trị chứng nhận đã đạt được. Tăng cường thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội và kết nối cộng đồng; đảm bảo trả lương đúng, đủ cho người lao động theo quy định với mức lương bình quân tương đương hoặc cao hơn mức lương tối thiểu trong vùng...

Đầu tư an sinh xã hội cho người lao động và cộng đồng địa phương theo nhu cầu thực tế, đồng thuận của địa phương và phù hợp với nguồn lực, kế hoạch của đơn vị. Tạo điều kiện cải thiện sinh kế, đời sống và góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại địa phương. Hỗ trợ cao su tiểu điền công tác khoa học kỹ thuật, giống cao su hiệu quả cao, nâng cao năng suất, chất lượng mủ cao su, thu mua với giá tốt và thanh toán kịp thời và có thể truy xuất nguồn gốc.

Thúc đẩy công tác quản lý chất thải và chất lượng không khí thông qua việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất. Thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn. Ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh các chất ô nhiễm không khí và tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng không khí…

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap