"Tại phiên họp tiếp theo,ânnhắchủyhiệpướccấmthửhạtnhâtỷ lệ cá cược chúng tôi sẽ thảo luận về quyết định hủy phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân Toàn diện (CTBT). Điều này phù hợp với lợi ích quốc gia, và là biện pháp đáp trả tương xứng Mỹ, quốc gia chưa thông qua hiệp ước", Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, cho biết trên Telegram hôm nay.
Động thái diễn ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 5/10 thông báo Nga đã thử thành công tên lửa hành trình Burevestnik mang được đầu đạn hạt nhân và động cơ nguyên tử có khả năng "bay khắp toàn cầu".
Ông Putin cho hay Nga không cần cập nhật học thuyết hạt nhân, nhưng chưa quyết định có cần nối lại hoạt động thử hạt nhân hay không. Tuy nhiên, ông chủ Điện Kremlin cho rằng Nga nên cân nhắc hủy phê chuẩn CTBT, bởi Mỹ đã ký vào hiệp ước nhưng chưa phê chuẩn.
"Tổng thống đã nêu một vấn đề quan trọng liên quan an ninh Nga và người dân. Đó là hủy phê chuẩn CTBT. Tình hình thế giới đã thay đổi. Washington và Brussels đã phát động một cuộc chiến nhằm vào Moskva. Những thách thức đương đại đòi hỏi có giải pháp mới", ông Volodin bổ sung.
Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện, lần gần nhất vào năm 1992. Hậu quả liên quan môi trường và sức khỏe con người từ hoạt động thử hạt nhân đã thúc đẩy các nước lệnh đàm phán về lệnh cấm gần như toàn cầu.
Liên Hợp Quốc tháng 9/1996 thông qua CTBT và hiệp ước đã được 187 quốc gia ký tham gia. CTBT cấm các vụ thử nổ hạt nhân với mục đích dân sự và quân sự, áp dụng với mọi môi trường.
Tuy nhiên, hiệp ước chưa có hiệu lực, do 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân chưa phê chuẩn. Trong số đó Mỹ, Ai Cập, Israel, Iran và Trung Quốc đều đã ký nhưng chưa phê chuẩn CTBT, trong khi Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan không tham gia.
Sau khi CTBT được đưa ra, thế giới đã ghi nhận 10 vụ thử hạt nhân, trong đó Ấn Độ và Pakistan mỗi nước thực hiện hai lần, Triều Tiên thực hiện 6 lần.
Như Tâm (Theo TASS, Reuters)