Loanluan

Ảnh vệ tinh được công bố tuần trước cho thấy một số lồng nuôi nhốt cá heo xuất hiện tại cầu cảng Căn jet

【jet】Nga bố trí 'cá heo chiến binh' ngăn lính Ukraine đổ bộ Crimea

Ảnh vệ tinh được công bố tuần trước cho thấy một số lồng nuôi nhốt cá heo xuất hiện tại cầu cảng Căn cứ Hải quân Phía nam,ốtrícáheochiếnbinhngănlínhUkraineđổbộjet đóng ở thị trấn Novoozerne, phía tây bán đảo Crimea, nơi gần đây thường xuyên bị lực lượng đặc nhiệm Ukraine xâm nhập trong các chiến dịch đổ bộ bí mật.

"Một số chuồng xuất hiện ở phía tây bến chính của thị trấn, tại cầu tàu của một trang trại nuôi hàu. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với việc nuôi hàu, mà có kích thước và hình dạng giống loại chuồng mà hải quân Nga sử dụng để nuôi cá heo", chuyên gia về tàu ngầm và hệ thống dưới nước H. I. Sutton nhận định.

Ảnh vệ tinh chụp chuồng cá heo chiến binh ở Căn cứ Hải quân Phía nam, phía tây bán đảo Crimea. Ảnh: Naval News

Ảnh vệ tinh chụp chuồng cá heo chiến binh ở Căn cứ Hải quân Phía nam, phía tây bán đảo Crimea. Ảnh: Naval News

Hải quân Nga có truyền thống sử dụng các "cá heo chiến binh" để bảo vệ căn cứ. Việc sử dụng cá heo cho mục đích quân sự bắt nguồn từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh và hiện vẫn được một số quốc gia triển khai, trong đó có Nga, Mỹ, Triều Tiên và Israel. Ngoài cá heo, quân đội các nước còn huấn luyện một số loài động vật có vú khác như cá voi, hải cẩu và sư tử biển để sử dụng cho mục đích bảo vệ căn cứ.

Hai chuồng cá heo đã được Nga bố trí ở lối vào quân cảng Sevastopol tại Sevastopol từ tháng 2 năm ngoái, thời điểm chiến sự với Ukraine bùng nổ. Tuy nhiên, việc bố trí cá heo tới Căn cứ Hải quân Phía nam cho thấy các "chiến binh" đặc biệt này ngày càng được triển khai gần tiền tuyến hơn.

Động thái diễn ra trong bối cảnh Ukraine gần đây tăng cường tập kích vào bán đảo Crimea, trung tâm hậu cần cho chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Ngoài việc dùng vũ khí tầm xa như tên lửa, UAV, xuồng tự sát, Kiev còn tiến hành các chiến dịch đổ bộ lên bán đảo để phá hoại khí tài Nga.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 4/10 thông báo phát hiện một nhóm binh sĩ Ukraine sử dụng xuồng cao tốc và môtô nước di chuyển tới mũi Tarkhankut trên bán đảo Crimea. Không quân Nga sau đó triển khai máy bay "chặn đứng nỗ lực của nhóm đổ bộ Ukraine" và bắt một thám báo.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/10 cho biết lực lượng tác chiến đường không của Hạm đội biển Đen đã bắn hạ một xuồng không người lái tự sát và nhiều UAV của Ukraine trong khu vực.

Hoạt động tập kích tăng cường của Ukraine được cho là nguyên nhân khiến Nga phải rút hầu hết chiến hạm khỏi căn cứ hải quân ở Sevastopol, chuyển tới cảng Novorossiysk, vùng Krasnodar, miền nam nước Nga.

Cá heo của hải quân Mỹ làm nhiệm vụ trong cuộc tuần tra ở Manama, Bahrain năm 2003. Ảnh: Reuters

Cá heo của hải quân Mỹ làm nhiệm vụ trong cuộc tuần tra ở Manama, Bahrain năm 2003. Ảnh: Reuters

Chuyên gia Sutton cho biết cá heo là một công cụ hiệu quả để chống lại lực lượng người nhái, do nó có tốc độ bơi vượt trội so với con người. Nó có khả năng phát ra sóng âm để phát hiện các mối đe dọa dưới nước mà thiết bị điện tử thông thường không thể tìm thấy.

Theo ông, loài vật này có thể được dùng để bảo vệ tàu chiến khỏi nguy cơ bị người nhái gài mìn, hoặc ngăn chặn hoạt động do thám dưới nước của đối phương.

Khi phát hiện người nhái xâm nhập, cá heo sẽ gửi vị trí cho người điều khiển, để họ lên kế hoạch đối phó. Cá heo còn có thể được dùng làm lực lượng tuần tra bờ biển, đặc biệt là những khu vực mà biệt kích Ukraine thường đổ bộ.

Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ hồi đầu năm cũng nhận định việc triển khai cá heo ở các quân cảng tại Crimea là biện pháp hữu hiệu để ngăn lực lượng Ukraine xâm nhập.

Phạm Giang(Theo Naval News, Business Insider)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap