Dù cuộc đời của anh Phan Văn Sanh có nhiều biến cố ập đến,ườiđànôngkhiếmthịtrởthànhHLVbóngđáxstp nhưng không thể quật ngã ý chí kiên cường của anh mà lại mang đến những khát khao, mãnh liệt hơn cả để ươm mầm tài năng của vùng quê biên giới nơi anh sinh sống.
Niềm đam mê đặc biệt với trái bóng tròn
Mở màn với bài huấn luyện trước những trận bóng đá cho các em nhỏ và MC của chương trình, anh Phan Văn Sanh khiến nhiều người ngạc nhiên bởi khả năng bao quát và hướng dẫn bài bản, chi tiết của mình. Vừa hướng dẫn, anh Sanh vừa kể về tuổi thơ của mình với niềm đam mê đặc biệt với trái bóng tròn.
Từ năm lớp 4, cậu bé Phan Văn Sanh đã sớm bộc lộ năng khiếu đá bóng, được gọi lên tuyển, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đành ngậm ngùi từ chối cơ hội theo đuổi đam mê. Năm 10 tuổi, anh đầu quân cho CLB Bóng đá tỉnh Đồng Tháp. 16 tuổi, anh giành suất đá chính và được giới thiệu cho các đội bóng lớn như Kiên Giang, Bến Tre. Đúng thời điểm sự nghiệp rộng mở, những tưởng chàng trai nghèo đất sen hồng Đồng Tháp sẽ có một tương lai tươi sáng đang chờ phía trước thì tai nạn bất ngờ ập đến.
Bao ước mơ, hoài bão tan biến như bong bóng xà phòng. Trong lần về giỗ cha ở xã Thường Phước 1 (H.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), anh Sanh không may bị tai nạn giao thông và mất đi vĩnh viễn đôi mắt. Dù anh em trong đội bóng và gia đình hết sức chạy chữa, nhưng anh Sanh phải từ giã sự nghiệp từ đó.
Từ một người mạnh khỏe, tương lai rộng mở, giờ đây phải ngồi một chỗ, xung quanh là màn đêm đen tối và mọi việc đều phải phụ thuộc vào mẹ, có những lúc anh Sanh đã nghĩ đến việc dừng lại cuộc sống này.
Nhưng tình yêu thương của người mẹ già cùng lời động viên của những người xung quanh đã khiến anh suy nghĩ lại. "Nhiều người khó khăn hơn mình họ vẫn vượt qua, tại sao mình không làm được? Mình là chỗ dựa duy nhất của mẹ, mình phải cố gắng nhiều hơn. Trong 2 tháng tôi học lại từ việc di chuyển, sinh hoạt cá nhân và tự làm mọi thứ", anh Sanh kể lại.
Niềm vui trở lại khi đám trẻ con trong xóm rủ anh Sanh quay trở lại sân bóng. Anh ngồi tại đấy, đơn giản chỉ để cảm nhận từng đường bóng lăn, tiếng giày khua, tiếng khán giả cổ vũ... và nhận ra tất cả niềm tin vào cuộc sống có được ngày hôm nay là nhờ vào tình yêu thương của những người bên cạnh. "Tôi muốn đứng dậy và truyền ngọn lửa đam mê đến các em nhỏ quê nhà", anh Sanh chia sẻ.
Các em nhỏ rất tin tưởng vào trình độ chuyên môn của anh Sanh, vì từng xem anh thi đấu khi còn tham gia CLB Đồng Tháp. Thế nhưng, các phụ huynh thì không khỏi hoài nghi vì anh không thể nhìn thấy gì thì làm sao huấn luyện được. Họ đã tìm đến tận sân để xem anh Sanh hướng dẫn bọn trẻ và cũng bị chinh phục bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và những kỹ năng của chàng cầu thủ khiếm thị Phan Văn Sanh.
Với một cảm quan đặc biệt và hiểu rõ kỹ năng, sở trường của từng cầu thủ mà anh huấn luyện, đội bóng của Phan Văn Sanh đã gặt hái được nhiều thành công. Qua phóng sự của Trạm yêu thương, khán giả sẽ được tận mắt chứng kiến cách huấn luyện đặc biệt của anh Phan Văn Sanh.
Tiếng lành đồn xa, đến nay, CLB Bóng đá Phan Văn Sanh đã trở thành nơi đào tạo cho hơn 400 em nhỏ ở vùng quê biên giới huyện Hồng Ngự. Cũng từ đây đã xuất hiện nhiều tài năng bóng đá từ 9 - 16 tuổi tham gia đội hình bóng đá trẻ không chỉ của huyện, tỉnh mà còn có các em đang thi đấu cho Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ (PVF).
"Lúc đầu, câu lạc bộ của tôi lấy tên là Đam mê FC, nhưng chính các cháu đã đề xuất đổi tên thành Lớp bóng đá cộng đồng Phan Văn Sanh. Câu lạc bộ của tôi được thành lập hầu hết do phụ huynh giúp đỡ và quyên góp đồ dùng phục vụ các buổi tập", anh Sanh bật mí.
Sự xuất hiện của HLV Đặng Phương Nam đã mang đến nhiều niềm vui và bất ngờ cho anh Phan Văn Sanh ngay trên sân khấu của Trạm yêu thương. Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, anh Sanh cho biết, luôn mong muốn có một trung tâm đào tạo để các em học sinh ở câu lạc bộ có điều kiện phát triển tài năng bóng đá.
Không thể nhìn thấy mọi thứ, anh Sanh đã dùng kỹ năng gì để đào tạo các em nhỏ? Tất cả sẽ được bật mí trong Trạm yêu thươngchủ đề "Ươm mầm ngày xanh" lên sóng lúc 10 giờ ngày 30.12 trên kênh VTV1.