Loanluan

Người dạy, không phải giáo viên trong trường, thường ý tứ xua đám trẻ chưa được bố mẹ đón và luôn cố tỷ số bóng đá

【tỷ số bóng đá】'Mua bán' học thêm

Người dạy,ánhọcthêtỷ số bóng đá không phải giáo viên trong trường, thường ý tứ xua đám trẻ chưa được bố mẹ đón và luôn cố ngó vào trong cái lớp phát ra những âm thanh lạ tai kia.

Cảm giác bị xua đuổi và nhận thức lờ mờ rằng trong trường có "nhóm này nhóm kia" phần nào làm đám trẻ đứng ngoài như tôi chạnh lòng.

Sau hai mươi năm, vẫn trường công, vẫn "nhóm này nhóm kia", cháu tôi háo hức chờ học... bóng rổ sau giờ học. Trường học hai buổi, ngoài chính khóa có các tiết học tăng cường thuộc chương trình nhà trường.

Học sinh có ba lựa chọn: học tăng cường tiếng Anh với người nước ngoài theo diện hợp tác giữa trường và trung tâm tiếng Anh tư nhân; học bóng rổ, cầu lông với cựu vận động viên được trường thuê ngoài; tự học tại thư viện dưới sự trông coi của thủ thư.

Kinh phí cho từng lựa chọn lần lượt ở mức trung bình (khoảng 60% so với kinh phí học trực tiếp tại trung tâm), thấp và gần như miễn phí.

Hầu hết học sinh và phụ huynh đều hợp tác vì các phương án lựa chọn đa dạng, đáp ứng nhu cầu cá nhân và phù hợp về kinh tế. Gần như không đứa trẻ nào phải chạnh lòng như chúng tôi năm xưa.

Điểm trừ duy nhất là sân trường dường như khá chật do nhu cầu học thể chất tăng cao của học sinh.

Gần đây, hiện tượng học tăng cường, liên kết tại các trường công nở rộ, đã bộc lộ nhiều tiêu cực đến mức Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở tăng cường quản lý, chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm quy định liên kết, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học. Một số tỉnh, thành phố lớn đã dừng hoặc thanh tra toàn diện các chương trình liên kết này. Trên một số phương tiện truyền thông, hình thức liên kết giáo dục giữa trường công và cơ sở ngoài công lập còn bị gọi một cách tiêu cực là "dị dạng".

Vậy đâu là nguyên nhân khiến hình thức này ở trường cháu tôi thành công, trong khi nhiều cơ sở có dấu hiệu thất bại? Và nó có dị dạng đến mức phải loại bỏ?

Từ ví dụ được coi thành công, ta có thể chỉ ra một số ưu điểm dễ thấy:

Đa dạng cho lựa chọn: các lớp được tổ chức theo nhiều tiêu chí: kiểu học, môn học, mức phí, sở thích/năng lực của người học. Số môn để lựa chọn không quá lớn để gây rối cho người chọn cũng như người tổ chức. Sự đa dạng này kéo theo sự phong phú về đối tác có thể hợp tác cùng trường công: cá nhân có chuyên môn, thư viện thành phố, tổ chức phi lợi nhuận...

Công bằng cho số đông: Hầu hết học sinh được học theo nguyện vọng cá nhân thay vì ép buộc lựa chọn theo số đông hoặc không có lựa chọn nào và bị tước cơ hội học tập. Ngôi trường trên còn tận dụng được cơ sở vật chất chung của nhà nước để hỗ trợ cho các học sinh không lựa chọn dịch vụ tư loại đắt tiền.

Nội dung học tập ít gây tranh cãi: Ngoại trừ môn tiếng Anh với người bản xứ cần phải làm rõ về chất lượng và hiệu quả học tập; môn thể chất và hoạt động tự học/đọc tương đối dễ dàng kiểm định tính hiệu quả trong mối liên hệ với Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Các hoạt động học tập công khai tại khu vực công cộng cũng giúp nhiều bên (thanh tra, phụ huynh, cộng đồng...) kiểm soát và hỗ trợ cho nhà trường.

Khái quát các ưu điểm (đa dạng - công bằng - minh bạch), chúng ta dễ nhận thấy sự tương đồng với một số nguyên lý quản trị công trong quan hệ đối tác công - tư(public-privated partnership - PPP) ở lĩnh vực giáo dục.

Một số nghiên cứu đã tổng kết rằng thiếu vắng quản trị công một cách chặt chẽ, PPP tại trường công lập sẽ sớm biến thành "hợp đồng dịch vụ giáo dục". Đưa tính mua - bán thuần túy thực dụng vào môi trường này chỉ dẫn đến những biến tướng "học thêm giữa giờ chính khóa", bóp nghẹt nguyên tắc giáo dục bình đẳng mà trường công phải gánh vác.

Từ đó, vai trò quản trị công của Nhà nước trong PPP phải được triển khai theo các nguyên lý sau:

Minh bạch thông tin:đặc biệt là thông tin về nội dung và hiệu quả giáo dục của dịch vụ tư được thuê ngoài. Cơ quan quản lý trực tiếp (Sở và Phòng GD&ĐT) phải kiểm định để đảm bảo nội dung và hiệu quả giáo dục là tương thích nhất định với Chương trình giáo dục tổng thể của Bộ và phù hợp với tình hình địa phương. Việc này là bắt buộc để định hướng giáo dục của trường không tách rời khỏi nền tảng giáo dục toàn dân, tránh việc học tăng cường trở thành "ốc đảo" của thiểu số thay vì là cánh tay nối dài và linh động của khối công lập. Thiếu nguyên tắc giải trình, toàn bộ PPP sẽ tự động bị coi như một loại "tham nhũng chính sách" mà công luận bức xúc thời gian qua.

Công bằng dựa trên đa dạng: tạo ra đa dạng lựa chọn cả về môn học, mức phí, năng lực, sở thích sao cho hầu hết học sinh có thể học tăng cường theo đúng định vị bản thân. Để đảm bảo sự đa dạng này, các môn học được số đông lựa chọn, có mức lợi nhuận cao (như học tiếng Anh với người nước ngoài) phải có nghĩa vụ trích phần trăm lợi nhuận để gây quỹ học bổng cho học sinh nghèo, duy trì các lớp học thiểu số dành cho học sinh khó khăn; hoặc hỗ trợ cơ sở vật chất chung như thư viện, phòng máy... để các học sinh còn lại có nhiều lựa chọn hơn.

Quản trị rủi ro: khi nhận thấy một số nhu cầu giáo dục chuyển từ dạng mới nổi sang ổn định, Nhà nước cần đầu tư về con người (đào tạo giáo viên) và cơ sở vật chất để tích hợp nhu cầu đó vào hệ thống công lập, tránh rủi ro phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp tư nhân, bởi Nhà nước vẫn phải là bên cung cấp dịch vụ cuối trong giáo dục (đảm bảo gần 100% học sinh đạt được các mục tiêu đề ra). Từ đó, giáo dục công tăng khả năng đổi mới của toàn hệ thống và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Sự phụ thuộc này còn gây cả rủi ro cho khối tư vì nó không tạo động lực cho họ năng động khám phá các lĩnh vực mới hơn nữa.

Những sự việc xộc xệch vừa qua là do một số bên liên quan thiếu nhận thức PPP là vấn đề quản trị công, trong đó Nhà nước chủ trì và giám sát một cách khắt khe, có hệ thống sao cho tính thị trường của dịch vụ tư không làm tổn hại đến nguyên tắc giáo dục toàn dân của khối công lập; chứ không phải một cuộc "thuận mua vừa bán" của đa số.

Sự trục trặc này chỉ là phần nhỏ của PPP trong giáo dục. Nếu tình trạng chệch choạc sơ khai này không được xem xét đa chiều và nâng cao nhận thức của các bên về vai trò của Nhà nước, sẽ khó lòng đem đến một nền giáo dục linh hoạt, cởi mở và hiệu quả và huy động sức mạnh cộng đồng trong bối cảnh ngân sách công dành cho giáo dục đã không thể nới rộng mà còn ngày càng bị chia nhỏ.

Lang Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap