Trong cuộc họp ngày 20/3 tại Brussels,ĐứcnóiEUkhôngthểđạtmụctiêucấpmộttriệuđạnphábông tẩy trang Bỉ, bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua kế hoạch trị giá 2 tỷ EUR (hơn 2,1 tỷ USD), trong đó có dự định cung cấp một triệu viên đạn pháo 155 mm cho Ukraine trước tháng 3/2024.
Tuy nhiên, các nước thành viên EU tới nay chỉ có thể cung cấp 300.000 viên đạn từ kho dự trữ cho Ukraine. Nhiều quốc gia đang tham gia đơn đặt hàng chung các loại đạn pháo 155 m, nhưng các doanh nghiệp quốc phòng có thể không đủ năng lực sản xuất để cung ứng kịp thời.
"Thật không may, những lời cảnh báo khi đó giờ đã đúng", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu trong cuộc họp với những người đồng cấp EU tại Brussels ngày 14/11. "Chúng tôi sẽ không đạt được mục tiêu một triệu viên đạn. Chúng tôi phải thừa nhận điều đó".
Bộ trưởng Quốc phòng Đức đưa ra nhận định trong bối cảnh những tranh cãi tại quốc hội Mỹ làm dấy lên lo ngại về khả năng nước này không duy trì nguồn cung vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Mỹ hiện là bên viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine với tổng hỗ trợ trị giá hơn 43 tỷ USD.
Nhiều quan chức EU cho rằng còn quá sớm để tuyên bố liên minh không thể đạt được mục tiêu, bất chấp ngày càng nhiều bên bày tỏ hoài nghi.
Josep Borrell, quan chức hàng đầu phụ trách chính sách đối ngoại của EU, cho biết một trong những vấn đề lớn là các doanh nghiệp quốc phòng châu Âu đang xuất khẩu khoảng 40% sản lượng ra khu vực khác.
"Có lẽ chúng tôi phải cố gắng điều chuyển hoạt động sản xuất sang hướng ưu tiên cho Ukraine. Đó sẽ là thay đổi hoàn toàn", ông Borrell nói.
Trong khi đó, ủy viên EU phụ trách thị trường trong liên minh Thierry Breton khẳng định các nỗ lực tăng cường sản xuất đang có tác động. Theo ông Breton, EU có thể sản xuất một triệu quả đạn pháo mỗi năm.
EU thông báo đã cùng các quốc gia thành viên chuyển hỗ trợ quân sự trị giá 29 tỷ USD cho Ukraine từ khi chiến sự giữa nước này với Nga bùng phát vào tháng 2/2022. Ông Borrell hồi tháng 7 đề xuất lập quỹ hơn 21 tỷ USD để trả tiền cung cấp vũ khí cho Ukraine trong 4 năm tới.
Đây là một phần trong cam kết rộng lớn hơn của G7 nhằm cung cấp cho Ukraine đảm bảo an ninh lâu dài để đối phó với Nga. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận liên quan sáng kiến nói trên bị đình trệ do nghi ngờ từ những quốc gia thành viên EU chủ chốt.
Đức cho biết không muốn cam kết góp nhiều tiền hơn cho quỹ của EU. Giới chức Đức hồi tuần trước thông báo sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine lên mức hơn 8,5 tỷ USD vào năm 2024.
Nguyễn Tiến(Theo AFP)