Loanluan

Ngôi nhà của trẻ em yếu thếGiáo viên dạytr&# làng đại học

【làng đại học】Niềm vui giản đơn của giáo viên dạy trẻ hòa nhập

Ngôi nhà của trẻ em yếu thế

Giáo viên dạy trẻ em khuyết tật luôn là những người có tấm lòng bao dung và kiên nhẫn bởi việc dạy dỗ trẻ khuyết tật không dễ dàng. Chính các giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm (TP.Đồng Hới,ềmvuigiảnđơncủagiáoviêndạytrẻhòanhậlàng đại học Quảng Bình) đang từng ngày theo đuổi công việc "khó nhằn" ấy.

Đây là trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tư nhân đầu tiên tại TP.Đồng Hới, hình thành từ 12 năm trước, đến nay đã phát triển 4 cơ sở trên toàn tỉnh Quảng Bình, trở thành mái nhà cưu mang trẻ khuyết tật.

"12 năm trước, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có cơ hội giảng dạy tại một trường dành cho trẻ em khuyết tật ở Bình Dương. Sau này, nhận thấy Quảng Bình có rất nhiều trẻ như vậy, tôi quyết tâm về quê hương để giúp đỡ các em", bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm, chia sẻ.

Những ngày đầu, trung tâm chỉ có 1 cơ sở tại TP.Đồng Hới. Vì là cơ sở tiên phong tại Quảng Bình, nên không chỉ phụ huynh ở TP.Đồng Hới mà nhiều huyện, thị lân cận cũng cố gắng đưa con em đến học.

Niềm vui giản đơn của những giáo viên dạy trẻ khuyết tật - Ảnh 2.

Giáo viên dạy trẻ khuyết tật đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn cao

BÁ CƯỜNG

"Có rất nhiều trẻ mắc những hội chứng rất khó điều trị như tự kỷ, tăng động... Nhiều phụ huynh ở xa phải thuê trọ để mỗi tuần đưa con mình về học tại trung tâm", bà Yến nói.

Dần dà, trung tâm mở rộng thêm các cơ sở để tiện cho các phụ huynh ở xa. Đến nay, với 4 cơ sở ở Quảng Bình, trung tâm này đang là "mái nhà chung" cưu mang cho 136 trẻ em tự kỷ, chậm nói, tăng động, khiếm thính...

Hạnh phúc từ những điều giản đơn

5 năm giảng dạy trẻ khuyết tật tại trung tâm, cô Đinh Thị Bích Thảo (26 tuổi) có không ít kỷ niệm vui buồn.

"Nhiều trẻ vì mắc các hội chứng như tự kỷ, tăng động... nên nhận thức và tiếp thu rất yếu. Các em thường dễ nổi giận, dễ hờn dỗi và có những hành động rất nguy hiểm. Phải mất một quá trình rất lâu để có thể khiến các em trở nên hòa nhập với mọi người", cô Thảo nói.

Niềm vui giản đơn của những giáo viên dạy trẻ khuyết tật - Ảnh 3.

Cô Thảo có nhiều kỷ niệm đáng nhớ sau 5 năm gắn bó với trung tâm

BÁ CƯỜNG

Tại trung tâm, trẻ được học một chương trình khác biệt do ban giám đốc của trung tâm tìm hiểu, nghiên cứu để phù hợp từng đối tượng, từng hội chứng... với đội ngũ hơn 40 giáo viên đứng lớp. Học sinh sau khi kiểm tra đầu vào được chia thành nhóm nhỏ để học các kỹ năng chung, sau đó mỗi em được giáo viên giúp cải thiện riêng về kỹ năng.

Theo cô Thảo, hầu hết giáo viên đều đã có gia đình riêng, có con nhỏ và từng cảm nhận niềm hạnh phúc tưởng rất bình thường khi thấy con mình biết đi, biết nói. Nhưng khi vào cuộc chăm sóc trẻ khuyết tật, mỗi khi có em nào đó dần hòa nhập cộng đồng, niềm vui còn lớn hơn, vỡ òa...

Niềm vui giản đơn của những giáo viên dạy trẻ khuyết tật - Ảnh 4.

Niềm vui của giáo viên ở trung tâm là giúp trẻ khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng

BÁ CƯỜNG

"Với trẻ khuyết tật, dù được chăm sóc toàn diện đến mấy thì vẫn luôn là một "ẩn số". Vì vậy, khi các em biết giao tiếp, biết đi vững, biết phân biệt quả cam, quả táo..., giáo viên cảm nhận được niềm vui to lớn", cô Thảo chia sẻ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap