Còn phụ huynh ở Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) khi phản ứng về các khoản thu quỹ lớp,ôitrườngvănhóahọcđườtử vi ngày mới quỹ trường và nghe hiệu trưởng nhà trường giải thích với báo chí theo hướng "nhà trường không liên quan" cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì cách thoái thác trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường.
Mới đây nhất, khi phụ huynh ở Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Nội) lo lắng vì suất ăn bán trú của con mình quá đạm bạc so với số tiền đóng góp và phản ánh với hiệu trưởng thì nhận được câu trả lời: nếu thấy không phù hợp thì có thể không đăng ký cho con ăn trưa tại trường nữa…
Ở trên chỉ là vài ví dụ trong vô vàn những điều khiến phụ huynh, học sinh ức chế đến nghẹn lòng vì cách ứng xử trịch thượng, bất chấp quy định của những người đứng đầu cơ sở giáo dục, nơi mà lẽ ra văn hóa, dân chủ, văn minh phải đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, không chỉ học sinh, phụ huynh là nạn nhân của những "ông quan" trong trường học, các giáo viên (GV) cũng chịu không ít áp lực. Một trong những nguyên nhân khiến GV vốn đã áp lực với nghề, càng thêm "khó thở" chính là những mệnh lệnh độc đoán, chuyên quyền của hiệu trưởng. Nhiều GV chia sẻ, Bộ GD-ĐT khuyến khích dạy học sáng tạo, linh hoạt, giảm hồ sơ, sổ sách nhưng về đến trường, để dễ quản lý và không phải đổi mới, hiệu trưởng vẫn áp cách làm cũ. Sổ sách, giấy tờ vẫn từng chồng ngốn hết thời gian, tâm huyết của GV. Giờ dạy vẫn phải theo khuôn mẫu, bám chặt lấy sách giáo khoa, trống đánh hết giờ phải dạy hết bài mà không cần biết học sinh học ra sao.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi phát biểu tại hội nghị về văn hóa học đường diễn ra trong bối cảnh hàng chục nghìn GV cả nước bỏ việc, đã cho rằng: một trong những vấn đề khiến không ít nhà giáo chuyển việc, bỏ việc, ngoài thu nhập còn có yếu tố thuộc về môi trường làm việc. Trong đó, dân chủ trong cơ sở giáo dục là vấn đề đang rất cần nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu ngành GD-ĐT, có một môi trường văn hóa học đường thật tốt thì không chỉ người học được hưởng thụ mà người thầy cũng gắn bó, yên tâm cống hiến. Trong đó, lấy tinh thần của khoa học, dân chủ làm phương diện rất quan trọng để tạo nên văn hóa học đường.
Không phải ngẫu nhiên mà "mô hình" ăn sáng với hiệu trưởng, uống cà phê với hiệu trưởng… trở thành chiêu thức để một số trường, phần nhiều là trường tư, đưa ra như một cách để nhấn vào điểm mới, điểm lạ khi muốn quảng bá về trường của mình. Họ muốn dư luận xã hội biết đến môi trường học đường dân chủ, cởi mở, bởi dường như đó là điều mà cả người dạy và người học đang khao khát hơn những con số về thành tích học tập, đỗ đạt trong các kỳ thi.