Loanluan

Để từ thực tập sinh trở thành nhân viên ch&iac sốc phản vệ là gì

【sốc phản vệ là gì】Sinh viên thực tập: Có phải thái độ quan trọng hơn trình độ?

Để từ thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức

Để chuẩn bị cho quá trình thực tập,ênthựctậpCóphảitháiđộquantrọnghơntrìnhđộsốc phản vệ là gì ngoài kiến thức được dạy ở trường, một số sinh viên như Võ Ngọc Chí Hiếu (năm cuối ngành truyền thông đa phương tiện Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng các bạn nên chủ động tự rèn luyện hoặc đăng ký những khóa học bên ngoài để trau dồi kỹ năng, ngoại ngữ và nâng cao năng lực.

Bên cạnh đó, sinh viên cần tập trung vào "màu sắc cá nhân" khi nộp đơn xin thực tập, theo Hiếu. Nam sinh viên đang thực tập mảng marketing tại Tập đoàn VNG chia sẻ kinh nghiệm: "Các bạn nên đánh giá bản thân có phù hợp với vị trí ứng tuyển không, dựa trên những tiêu chí về tầm nhìn, sứ mệnh và cam kết của công ty đó. Đối với vị trí thực tập, công ty không đòi hỏi quá nhiều về kinh nghiệm nhưng sẽ chú ý đến cá tính của ứng viên để tìm ra người phù hợp, có thể gắn bó lâu dài với công ty".

Sinh viên cần chuẩn bị gì cho kỳ thực tập? - Ảnh 1.

Chí Hiếu lựa chọn thực tập sớm để tăng cơ hội phát triển bản thân

NVC

Một số sinh viên khác như Đinh Văn Tiến (năm 4 khoa quan hệ công chúng Trường ĐH Văn Lang) trong quá trình học đã chủ động tìm kiếm cơ hội làm thực tập sinh tại các công ty.

Tiến kể, lúc còn là sinh viên năm 2, anh được nhận vào làm thực tập sinh tại Ngân hàng số Timo Bank. Sau 2 năm nỗ lực, từ vị trí thực tập sinh, Tiến vừa chính thức trở thành chuyên viên tăng trưởng tại ngân hàng này.

Chia sẻ bí quyết trở thành nhân viên chính thức sau kỳ thực tập, Tiến nói: "Đầu tiên sinh viên nên xác định rõ công ty có nhu cầu tuyển dụng hay không. Nếu có thì nên tận dụng cơ hội thể hiện thái độ làm việc thật tốt. Hầu như doanh nghiệp nào cũng yêu thích những nhân viên tạo ra các sản phẩm giá trị, mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, kỹ năng chuyên môn là yếu tố không thể thiếu, do đó thực tập sinh cố gắng tìm tòi, học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp hay cáckhóa học trên internet giúp công việc hoạt động dễ dàng hơn".

Sinh viên cần lưu ý gì trong kỳ thực tập?

Để kỳ thực tập đạt hiệu quả cao, Võ Ngọc Chí Hiếu cho rằng, sinh viên nên trao đổi cụ thể với người hướng dẫn về yêu cầu của họ đối với sinh viên thực tập, chủ động xin nhận xét từ quản lý để rút kinh nghiệm. Tiếp đó, sinh viên nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn doanh nghiệp vì một số đơn vị không dành thời gian hướng dẫn cho người mới.

Còn Đinh Văn Tiến khuyên sinh viên thực tập nên lưu lại những sản phẩm mình làm ra để trình bày trong hồ sơ xin việc. Theo Tiến, trong khóa thực tập, sinh viên phải cố gắng làm việc và mở rộng mạng lưới mối quan hệ trong công ty cùng những nơi khác. "Ngành nghề nào cũng cần có các mối quan hệ để tiện trao đổi thông tin, giúp công việc đạt hiệu quả hơn", Tiến chia sẻ.

Sinh viên cần chuẩn bị gì cho kỳ thực tập? - Ảnh 2.

Đinh Văn Tiến (đứng thuyết trình) vừa trở thành nhân viên chính thức sau kỳ thực tập

NVCC

Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, lưu ý, việc chuyển tiếp từ môi trường giảng đường sang môi trường làm việc là một quá trình. Do đó, sinh viên cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan tới công việc chuyên môn và thực hành.

"Để có được kỳ thực tập đạt chất lượng tốt là sự kết hợp của nhiều khía cạnh. Sinh viên cần nắm rõ kiến thức chuyên ngành liên quan tới vị trí thực tập. Chẳng hạn, sinh viên ngành du lịch cần tổng hợp lại kiến thức liên quan tới hướng dẫn tour, điều hành tour… Tiếp theo, tìm kiếm các thông tin quan trọng về văn hóa doanh nghiệp, tránh trường hợp 'cưỡi ngựa xem hoa', làm lãng phí thời gian của đôi bên", thầy Nam lưu ý.

Bên cạnh đó, chị Huỳnh Hữu Trúc Phương, Giám đốc Công ty Đào tạo và Tư vấn Enso Việt Nam, cho rằng không một doanh nghiệp nào muốn đón nhận thực tập sinh có kết quả học tập tốt nhưng lại thiếu kỹ năng mềm, cũng không công ty nào thích nhân viên có kiến thức và kỹ năng nhưng lại không đủ sức khỏe làm việc.

Về cơ hội làm việc sau kỳ thực tập, chị Trúc Phương nhấn mạnh thái độ làm việc trong khóa thực tập là một trong những yếu tố quyết định. "Doanh nghiệp rất thích các thực tập sinh siêng năng, biết cách ứng dụng kiến thức đã học vào công việc. Công ty sẽ 'giữ chân' một vài ứng viên tiềm năng tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những thực tập sinh năng lực ở loại khá nhưng muốn ở lại thì cũng hãy mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng với người hướng dẫn", chị Trúc Phương kết luận.




Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap