Phản ánh với Thanh Niên,ỗisợđấuthầuthuốtăng cân các bệnh nhân bày tỏ bức xúc khi đến khám, điều trị nội trú hoặc phẫu thuật,được nhân viên bệnh viện (BV) yêu cầu ra hiệu thuốc bên ngoài mua những thứ nhỏ nhặt nhất như bông băng, kim tiêm; có trường hợp phải tự mua cả dao mổ, băng keo, mũ phẫu thuật, bộ nẹp… Các khoản mua khiêm tốn cũng vài trăm ngàn, nhiều có khi lên đến cả chục triệu đồng. Đây không chỉ là món tiền lớn với người bệnh nghèo, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi mà đáng ra mọi người bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) phải được hưởng. Không chỉ vậy, khi mua bên ngoài, chất lượng và độ an toàn của các vật tư y tế là vấn đề khiến bệnh nhân (BN), người nhà lo ngại nhất.
Chưa hết, vật tư sử dụng trực tiếp cho ca mổ cũng thiếu, vật tư cho tiếp nhận máu cũng không có tại một số cơ sở lớn, từ đó không thể tiếp nhận được máu hiến, khiến một số BV thiếu máu điều trị trầm trọng. Buồn hơn nữa, ngay ở tuyến T.Ư, một BV đầu ngành còn thiếu găng tay, dung dịch, vật tư để mổ mắt và tiếp nhận giác mạc hiến tặng. Trong nhiều tháng, nhiều BN không được mổ mắt tại BV này; nhiều người hiến giác mạc không thể có được nghĩa cử đẹp; nhiều người bệnh chờ cơ hội thấy lại ánh sáng nhưng vẫn phải chờ đợi vì chưa có được giác mạc để ghép.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vật tư y tế trong nhiều tháng qua là do một bộ phận cán bộ còn tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra nên đơn vị không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công, do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thủ tục thanh toán phức tạp, khó khăn.
Chia sẻ về băn khoăn trên, viện trưởng một viện đầu ngành cho hay đơn vị vẫn đấu thầu để có thuốc, vật tư đảm bảo điều trị cho các BN của viện và còn tiếp nhận, cung cấp máu cho một số BV bị thiếu hụt. "Không có bí quyết gì riêng khi mua sắm, đấu thầu, chỉ làm theo hướng dẫn. Chúng tôi hiểu, nếu thiếu hụt máu, vật tư y tế… sẽ rất ảnh hưởng đến điều trị, thậm chí người bệnh hiểm nghèo mất cơ hội điều trị", vị viện trưởng chia sẻ.
Như vậy, với cùng các văn bản hướng dẫn, nhưng nhiều đơn vị khám chữa bệnh đã khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, đảm bảo cơ bản các quyền lợi bệnh nhân BHYT. Do đó, các địa phương, BV cần chủ động hơn để đảm bảo chất lượng điều trị, đảm bảo quyền được khám chữa bệnh của người dân.
Về trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ cũng cần có các giải đáp, hướng dẫn kịp thời khi nhận được phản ánh từ địa phương để có thể thực hiện các quy định, không để người bệnh phải chịu thiệt thòi thêm.
Nói về "nỗi sợ" đấu thầu, một chuyên gia về đấu thầu của Bộ KH-ĐT từng chia sẻ trong một hội thảo tại Hà Nội rằng các BV không nên quá băn khoăn về giá khi làm giá kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, vì đó chỉ là dự trù kinh phí. Quan trọng là quy trình thầu phải minh bạch, công khai. Cạnh tranh thực sự thì sẽ có giá đúng. Việc đấu thầu mua sắm sẽ chỉ thực hiện đấu thầu qua mạng, vì đảm bảo minh bạch.
Và nếu thực sự minh bạch, thì không còn nỗi lo sợ nào.