Loanluan

Bất động sản sẽ đi lên hay bất động? Đây là một câu hỏi mà ở thời điểm hiện tại có lẽ rất nhiều ngườ moto88

【moto88】Ngày bất động sản 'tan băng' còn xa

Bất động sản sẽ đi lên hay bất động?àybấtđộngsảntanbăngcòmoto88 Đây là một câu hỏi mà ở thời điểm hiện tại có lẽ rất nhiều người muốn biết được đáp án chính xác. Nói về tương lai của thị trường bất động sản, thời gian qua đã có rất nhiều dự báo được đưa ra, trong đó từ chuyên gia cho đến các nhà kinh doanh, môi giới đầu tư, thậm chí cả "cò" đất. Tuy nhiên, hiện tại phần lớn dự báo vẫn chỉ dừng lại ở mức "dự" chứ chưa "báo" được nhiều điều.

Có thể nói, nắng ấm vẫn chưa lên và bất động sản dường như vẫn đang ngủ đông. Cá nhân tôi không đưa ra dự báo, chỉ muốn có đôi dòng về những vấn đề thực tế có thể liên quan đến bất động sản ở thời điểm này theo quan điểm và cách nhìn của riêng mình, có thể đúng, có thể sai tùy thuộc vào mỗi người nhìn nhận.

Người mua ít dùng, người cần dùng ít tiền

Nhu cầu đất đai, nhà ở không bao giờ thiếu, thậm chí là rất nhiều. Có lẽ không cần phải thống kê chúng ta cũng biết, bao nhiêu người đang thuê nhà trọ (ngoại trừ sinh viên) thì bấy nhiêu người đều có nhu cầu mua đất, mua nhà. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người trong số này có thể mua được bất động sản với thu nhập như hiện tại? Chỉ một số ít đang làm ở vị trí có thu nhập tương đối có thể tích góp được, hoặc có sự thừa hưởng, giúp đỡ từ bố mẹ, người thân thì may ra mới có thể nói đến chuyện "an cư lạc nghiệp".

Như vậy, trong thực tế những người có như cầu về nhà ở cao nhất lại đang khó có khả năng để mua nhà. Còn đối với những người có tiền thì gần như họ đã có nhà ở, việc họ tham gia mua bất động sản chỉ là để đầu tư, mua rồi để đó hoặc cho thuê lại tùy theo sản phẩm. Đã là mua đầu tư thì không ai nhất thiết phải mua ngay, mua gấp khi chưa thấy điều kiện sinh lời. Đồng tiền đó có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác thậm chí là gửi ngân hàng.

Còn lại, những người không chuyên về bất động sản, nhưng trong đợt "sốt" đất vừa qua, cũng đã tập tành tham gia mua bán đất, dồn hết vốn liếng thậm chí là vay ngân hàng, vay lãi ngoài để ôm đất và rồi sống dở chết dở, làm không đủ tiền trả lãi (tất nhiên cũng có người giàu lên trong đợt sốt vừa rồi), bán không được vì lỗ nhiều quá, nên đành chờ đợi bất động sản ấm lên. Nhưng chờ đến bao giờ thì không ai dám chắc.

>> Mặc cả 'gãy lưỡi' căn nhà 10 tỷ ở Sài Gòn

Dòng tiền đã cạn

Muốn mua gì cũng phải có tiền, mua bất động sản lại cần rất nhiều tiền, vậy dòng tiền từ đâu để người dân mua bất động sản? Dòng tiền của người dân để tham gia mua bán bất động sản đóng vai trò then chốt, tuy nhiên với dòng tiền này trong đợt "sốt đất" vừa rồi, có người đã tham gia mua bán, số khác đang ôm đất, số còn lại để đó làm của tích lũy cho con cái. Tâm lý số đông bây giờ đang chờ bán hơn chờ mua, nên có chăng để họ có tiền mua bất động sản thì cũng cần thời gian tích góp sau 5 đến 10 năm nữa.

Còn đối với những người có nhu cầu thực sự thì số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì họ có muốn mua cũng không biết lấy đâu ra tiền do điều kiện kinh tế làm ăn đang khó khăn. Dòng tiền ngoại hối từ nước ngoài gửi về cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy bất động sản đi lên, tuy nhiên hiện tại thế giới đang nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu đang khó khăn, nên dòng tiền này cũng hạn chế.

Còn đối với những nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, hiện tại họ chưa có nhu cầu mua nhiều, chỉ ở những dự án có khả năng sinh lời cao mới vung tiền. Vì thực tế, mua ở thời điểm này cũng không biết khi nào đất tăng giá để bán sinh lời? Tâm lý những người này chủ yếu hiện tại quan sát động tĩnh rồi mới quyết định đầu tư hay không?

Đất mặt tiền mất giá

Hiện tại, thương mại điện tử đã lên ngôi, bản thân chúng ta cũng dần ít đến trực tiếp các cửa hàng để mua sắm mà chủ yếu đặt hàng trên mạng. Cứ đi dạo một vòng đường phố, chúng ta sẽ thấy tình hình kinh doanh của các cửa hàng, cũng như ở các chợ truyền thống khó khăn như thế nào? Thật sự, người bán nhiều hơn người mua và như vậy thì doanh thu sẽ xuống thấp, các cửa hàng khó tồn tại và giá thuê bất động sản sẽ giảm, kéo theo giá đất mặt tiền giảm vì không còn là con gà đẻ trứng vàng nữa.

Bên cạnh những yếu tố trên, việc ngân hàng siết chặt các điều kiện cho vay bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Cùng với đó là sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển dần về các địa phương nên phần lớn những người ngày trước tập trung ở thành phố lớn vì miếng cơm manh áo nay đã trở về quê làm việc, có sẵn nhà cửa, nên nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn cũng giảm đi đáng kể.

Từ những vấn đề trên có thể thấy, thời điểm bất động sản ấm lên sẽ không đến trong một tương lai gần.

Thanh Nam

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap